Combo Phóng Viên Chiến trường + Ký Giả Chuyên Nghiệp + Vòng Quanh Châu Á
- Chi tiết
- REVIEW ĐỘC GIẢ
- ĐÁNH GIÁ TỪ CHUYÊN GIA
- BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CUỐN SÁCH
Mô Tả Chi Tiết
Combo Phóng Viên Chiến trường + Đời Ký Giả Chuyên Nghiệp + Vòng Quanh Châu Á
1. HỒI KÝ PHÓNG VIÊN CHIẾN TRƯỜNG
ISBN: 978-604-310-682-4 |
Giá bìa: 269.000 |
Barcode: |
Trọng lượng: 400g |
Số trang: 474 |
NXB: Thông Tấn |
Khổ: 16x24 |
Năm XB: 2023 |
Loại bìa: Bìa mềm |
Nghề báo là một nghề thực sự nguy hiểm, đặc biệt là đối với các phóng viên chiến trường, những người phải lăn lộn ở những nơi có tiếng súng, tiếng bom nhằm cung cấp đến cho độc giả những dòng tin, hình ảnh về những gì đang xảy ra ở vùng chiến sự ác liệt. Họ thực sự ở giữa lằn sinh tử trước mũi tên hòn đạn.
Chúng ta càng thấy rõ điều này trong cuốn sách “Hồi ký phóng viên chiến trường” của tác giả, nhà báo Trần Mai Hưởng. Có thể nói, hình ảnh chia ly do chiến tranh đã xuất hiện ngay từ trang đầu tiên của cuốn sách do tác giả phải đi sơ tán từ khi còn là một cậu bé 13 tuổi, phải sống xa gia đình. Tiếng còi báo động khi máy bay Mỹ đến cũng là ký ức khó quên gắn với tuổi thơ của tác giả.
Trong cuốn sách, chúng ta như bị cuốn vào những trải nghiệm của một phóng viên chiến trường trong việc kịp thời đưa tin, bài, ảnh đến với độc giả, hiểu được phần nào cảm giác của một phóng viên đứng giữa sự sống và cái chết. “Đột nhiên, đất chuyển, rồi tôi thấy một loạt bom giăng ngay trước mặt, một khoảng chân không làm mình cảm thấy khó thở, rồi những đợt sóng trong không gian ập tới…”. Bất chấp bom rơi, đạn vãi, pháo nổ, những hiểm nguy đến tính mạng luôn rình rập, người phóng viên vẫn có mặt ở những tuyến đầu để kịp thời đưa tin, bài và ảnh để bạn đọc nắm bắt được tình hình.
Giữa những hy sinh, gian khổ ấy, hình ảnh chiến đấu, chiến thắng của quân và dân ta được tác giả Trần Mai Hưởng khắc họa rõ nét trong từng chi tiết như giải phóng Quảng Trị, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế… và đặc biệt là giải phóng thành phố Sài Gòn - Gia Định. Tác giả nằm trong số những phóng viên có mặt ở tuyến đầu khi Quảng Trị vừa được giải phóng, là người tận mắt chứng kiến, ghi chép lại những khoảnh khắc trao trả tù binh giữa hai bên và niềm vui vỡ òa khi những chiến sĩ của ta bị tù đày gặp lại người thân. Sau Quảng Trị, tác giả cũng có mặt ở Đà Nẵng sau khi thành phố này được giải phóng để kịp thời đưa tin trong một hành trình đầy gian nan trên chiếc xe máy. Rồi tác giả cũng là người có mặt ngay trong buổi sáng đầu tiên khi Thừa Thiên - Huế được giải phóng, kịp thời chuyển tải tin bài về không khí ngày hội của thành phố này. Và điều đáng nhớ nhất là tác giả kịp thời có mặt tại Dinh Độc Lập để kịp thời ghi lại khoảnh khắc “chiếc xe tăng trong đội hình thọc sâu tiến qua cổng chính của Dinh”. Bức ảnh này sau đó được sử dụng rộng rãi và trở thành một biểu tượng quen thuộc của Đại thắng Mùa Xuân năm 1975 mà với tác giả “là một kỷ niệm không thể nào quên trong cuộc đời làm báo” của mình. Không khí vui tươi, phấn khởi của người dân Sài Gòn khi thành phố được giải phóng hoàn toàn hiện lên thật sinh động, đa dạng dưới ngòi bút của tác giả.
Không chỉ tham gia đưa tin về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân ta, tác giả, nhà báo Trần Mai Hưởng còn tham gia đưa tin về cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, bảo vệ Tổ quốc và giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, hồi sinh đất nước. Ông là phóng viên trực tiếp có mặt tại Phnom Penh khi thành phố này được giải phóng để kịp thời có những tin, bài, ảnh về giải phóng thành phố này cũng như Svay Rieng, Prey Veng và nhiều hình ảnh khác về Campuchia. Rồi khi bộ đội Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ trên nước bạn, ông cũng là người tận mắt chứng kiến tình cảm tốt đẹp của người dân Campuchia dành cho bộ đội Việt Nam. Sau này, tác giả còn có mặt ở Hà Giang và Cao Bằng trong cuộc chiến đấu chống quân bành trướng xâm lược,
Ông còn có dịp đặt chân đến đất Mỹ, tìm về “dấu mốc liên quan đến ký ức” của ông, đó là đài tưởng niệm về chiến tranh Việt Nam ở New York và Washington. Những ghi chép của ông về người gốc Việt ở Mỹ cũng hiện lên rất sống động và những người gốc Việt nơi đây vẫn luôn nhớ về và mong muốn quê hương, đất nước luôn phát triển giàu mạnh.
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ:
Nhà báo Trần Mai Hưởng sinh năm 1952 tại thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương). Ông từng giữ chức Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam.
2. ĐỜI KÝ GIẢ CHUYÊN NGHIỆP
Đời ký giả chuyên nghiệp hay Chuyện nghiệp báo bổ là lời tự sự của Đông Duy Hoàng Kiếm Nam, người đã lớn lên, đã viết, đã làm báo ở miền Nam và đã kinh qua cuộc chiến một thời! Tác giả ghi lại nơi đây, tốt, xấu, nguyên trạng trong cuốn sách này những ngày tháng trong sinh hoạt báo chí của cá nhân như một nỗ lực đẩy rộng hơn cánh cửa nhìn vào một góc dĩ vãng miền Nam, để bất cứ người Việt nào, dù ở “phía nào” của con sông Bến Hải cùng chiêm nghiệm “xem có gì lạ không”.
Bên cạnh đó, cuốn sách còn ghi lại thời tuổi trẻ của một thanh niên nhiệt huyết, một ký giả chuyên nghiệp không ngừng lăn xả với mọi nhiệm vụ, dấn thân hết mình với nghiệp “báo bổ”; một tâm hồn phong phú, phóng khoáng. Điều này thể hiện rất rõ trong quan niệm làm nghề của tác giả: “Làm báo, (kể cả làm lính) chúng tôi không phải là những nhà luân lý để phán xét cuộc đời, cũng không là những nhà xã hội hay một giáo chủ tìm phương cách cứu độ chúng sinh, vì người làm báo chúng tôi là chính cuộc đời, trong cuộc đời, với đầy đủ hỉ, nộ, ái, ố, dục, lạc, sầu, bi; chúng tôi là cung bậc ghi lại những rung động của con người, của quần chúng, và chỉ xin cố phản ảnh lại càng trung thực càng tốt. Nói cho cùng thì đó cũng là cái nghĩa vụ chung chung của người cầm bút, nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà nhạc sĩ, đó là việc ngợi ca niềm hoan lạc cũng như xót xa trong những thảm kịch của kiếp nhân sinh. Văn nghệ sĩ chúng tôi chỉ là sợi dây đàn mẫn cảm rung
CHUYÊN GIA NÓI GÌ VỀ CUỐN SÁCH VÀ TÁC GIẢ ĐÔNG DUY HOÀNG KIẾM NAM
(các review nổi bật)
Với cái nhìn sắc lẻm, Đông Duy Hoàng Kiếm Nam không dùng bút mà dùng một con dao mổ để viết. Về một mảng đời sống báo chí của một thời, ở những vùng đất lâu nay chưa được biết tới, để lấp đầy những khoảng trống về lịch sử báo chí Việt ngữ. Một cuốn hồi ký về báo chí đáng đọc nhất kể từ Bốn mươi năm nói láo của Vũ Bằng.
- Nhà báo, Nhà văn YÊN BA
Nếu bạn đọc Hồi ký không cần đọc thêm giáo trình báo chí nổi tiếng Đời ký giả chuyên nghiệp, tôi nghĩ có lẽ bạn Ký giả chuyên nghiệp của John Hohenberg. Bởi vì, trong Hồi ký này, nhà báo Đông Duy Hoàng Kiếm Nam viết bằng kinh nghiệm đời thực của ông. Tôi cho rằng, series 3 cuốn sách Hồi ký Phóng viên chiến trường của nhà báo Trần Mai Hưởng, Du ký Vòng quanh châu Á: Nam Kỳ - Trung Kỳ - Bắc Kỳ của nhà báo Marcel Monnier và Hồi ký Đời ký giả chuyên nghiệp của nhà báo Đông Duy Hoàng Kiếm Nam do Alpha Books đầu tư xuất bản hoàn toàn xứng đáng cùng đứng chung trong một bộ sách mang tên “Tuyệt kỹ nghề báo”.
- Nhà báo, Nhà văn NGUYỄN HUY MINH
3. VÒNG QUANH CHÂU Á: NAM KỲ, TRUNG KỲ, BẮC KỲ
Số trang: 312
Bìa: mềm, áo ôm
Khổ sách: 16x24
Cuốn sách viết về hành trình du ký của Marcel Monnier đến với nhiều quốc gia tại châu Á, trong đó có An Nam - thời điểm đó là một trong những thuộc địa của Pháp. Sau chuyến đi này, ông đã viết một cuốn sách có tựa đề chung là Vòng quanh châu Á, gồm 3 tập:
- Tập 1: “Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ”.
- Tập 2: “Đế chế Trung Hoa”
- Tập 3: “Châu Á theo đường chéo - Từ Seoul đến Bagdad”
Với riêng tập 1: Vòng quanh châu Á - Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ, đây là một tác phẩm đặc sắc mang hơi thở thời đại của Marcel Monnier. Cuốn sách xuất bản năm 1899 thì năm 1900 ông được Hàn Lâm Viện Pháp Quốc trao giải thưởng Marcelin Guérin.
Trong hành trình khám phá quốc gia lạ lẫm này, Marcel Monnier lần lượt đi từ Nam Kỳ tới Trung Kỳ lên Bắc Kỳ, ông tiếp xúc với nhiều thành phần, nhiều giới trong xã hội (từ vua - quan tới thủ lĩnh nghĩa quân Hoàng Hoa Thám) và không ngừng ghi lại những quan sát, nhận xét rất giá trị về cuộc sống, nét đẹp văn hóa, con người ở từng vùng miền. Từ đó làm sống dậy những năm tháng rất xa xưa của người Việt mà rất ít người có thể hình dung được.
CUỐN SÁCH CÓ GÌ ĐẶC BIỆT
Cuốn sách ghi lại hành trình của Marcel Monnier, một người Pháp đã từng đi và trải nghiệm nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới. Trong hành trình đến với châu Á, quan điểm của ông là “Bất kỳ ai muốn mang về từ những vùng đất này một cảm tưởng đúng đắn đều phải từ bỏ cách thức của một du khách vội vã. Anh ta sẽ phải chấp nhận những đợt lưu trú dài hạn, thâm nhập vào trái tim của đất nước, rời xa khu nhượng địa của người Âu, hòa mình vào cộng đồng dân cư thành thị và nông thôn trong nhiều tháng”. Quả thực, khi tới với An Nam, Marcel Monnier đã hòa mình với một tinh thần như vậy. Dưới ngòi bút của ông người An Nam, văn hóa An Nam và cả lối sống của người An Nam hiện lên một cách rõ nét, không những thế đường xá, thổ nhưỡng, thời tiết, tập tục và tín ngưỡng của con người nơi đây cũng được đặc tả vô cùng chi tiết.
Bằng chất văn thơ mộng, đầy lãng mạn, cùng những quan sát rất tinh tế và sâu sắc của ông, chúng ta có thể dễ dàng hình dung được dòng chảy lịch sử, và những nét đẹp rất xưa cũ, rất hoài niệm của người An Nam trước đây và cả hoàn cảnh sống của họ tại thời điểm khó khăn ấy.
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ:
MARCEL MONNIER
Jean Marie Albert Marcel Monnier sinh ngày 8 tháng 2 năm 1853 tại Paris và mất ngày 18 tháng 9 năm 1918 tại Jeurre, tỉnh Jura, vùng Franche-Comté, là một nhà thám hiểm, một phóng viên, một nhiếp ảnh gia đồng thời là một nhà văn Pháp vĩ đại.
Alphabooks trân trọng giới thiệu!