Quản Trị Công Ty Hiện Đại - Những Bài Học Thực Tiễn
- Chi tiết
- REVIEW ĐỘC GIẢ
- ĐÁNH GIÁ TỪ CHUYÊN GIA
- BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CUỐN SÁCH
Công ty phát hành | Alpha Books |
Ngày xuất bản | 5 - 2025 |
Kích thước | 16 x 24 cm |
Loại bìa | Bìa mềm tay gấp |
Số trang | |
Tác giả | Martin Hilb |
NEW CORPORATE GOVERNANCE
QUẢN TRỊ CÔNG TY HIỆN ĐẠI
Những Bài học thực tiễn
A. NỘI DUNG CUỐN SÁCH
Cuốn sách “Quản trị công ty hiện đại – Những bài học thực tiễn” là phần tiếp nối hoàn hảo cho ấn phẩm lý thuyết trước đó của GS. Martin Hilb, tập trung vào việc chuyển hóa lý thuyết thành hành động thông qua hơn 20 tình huống thực tiễn. Mỗi tình huống phản ánh những xung đột, thách thức trong các tổ chức – từ công ty gia đình, đại học, tổ chức phi lợi nhuận đến doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh hậu khủng hoảng. Qua đó, sách giúp người đọc hiểu rằng quản trị công ty không phải là tuân thủ hình thức, mà là công cụ tạo ra giá trị bền vững thông qua sự chính trực, văn hóa lãnh đạo, và hành động có trách nhiệm. Tác phẩm không chỉ cung cấp kiến thức mà còn là tài liệu rèn luyện năng lực tư duy phản biện, ra quyết định chiến lược và nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp.
B. CUỐN SÁCH NÀY DÀNH CHO AI?
- Thành viên Hội đồng Quản trị: muốn nâng cao chất lượng giám sát và đồng hành cùng ban điều hành kiến tạo giá trị.
- CEO, Ban điều hành cấp cao: đang đối mặt với bài toán chiến lược, kế nhiệm, kiểm soát và ra quyết định đạo đức.
- Nhà đầu tư, cổ đông lớn: quan tâm đến năng lực quản trị của doanh nghiệp để ra quyết định đầu tư dài hạn.
- Giảng viên & học viên chuyên ngành quản trị kinh doanh, luật doanh nghiệp: cần tài liệu thực tế để giảng dạy và nghiên cứu.
- Chuyên gia tư vấn chiến lược & quản trị doanh nghiệp: cần hệ thống hóa công cụ quản trị và tình huống thực tế đa dạng.
Độ tuổi phù hợp: từ 30 tuổi trở lên, có kinh nghiệm quản lý cấp trung trở lên.
C. CUỐN SÁCH NÀY CÓ GÌ ĐẶC BIỆT?
- Tình huống thực tiễn, đa dạng ngành nghề: từ công ty gia đình, doanh nghiệp IPO, M&A, cho đến tổ chức phi lợi nhuận và đại học – đều được minh họa chi tiết với phân tích đạo đức, lợi ích, xung đột chiến lược.
- Ứng dụng toàn cầu, gốc gác học thuật chuẩn mực: 18 chuyên gia từ 12 quốc gia cùng đóng góp các case study có thật, giúp người đọc có cái nhìn toàn diện và quốc tế.
- Tư duy quản trị KISS đảo ngược: đơn giản hóa hệ thống phức tạp, giúp HĐQT chuyển từ “giám sát hành chính” sang “đồng kiến tạo giá trị”.
- Khắc phục điểm yếu quản trị tại Việt Nam: như tâm lý "tránh va chạm", "tôn trọng quá mức", né tránh phản biện trong HĐQT.
- Giá trị nhân bản và chiến lược song hành: khẳng định vai trò đạo đức lãnh đạo, minh bạch và bền vững là trụ cột nâng cao giá trị phi tài chính cho doanh nghiệp.
E. ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ
Giáo sư, Tiến sĩ MARTIN HILB là người sáng lập Board Foundation, tổ chức Swiss Institute of Directors, Swiss Board School, International Female Board Pool, và là Giám đốc Điều hành của Trung tâm Quản trị Doanh nghiệp Quốc tế (ICCG).
Ông từng là Chủ tịch Ủy ban Chính sách và là Thành viên Ủy ban Điều hành của GNDI. Ngoài ra, ông còn là Chủ tịch Hội đồng Quỹ Nghiên cứu Thanh niên Thụy Sĩ và Hội đồng Thống đốc của Đại học Lucerne.
Martin từng giảng dạy tại Đại học St. Gallen, Đại học Quản lý Singapore, Đại học Dallas/Texas, Đại học Toronto, và EIASM ở Brussels. Ông đã tư vấn cho các tổ chức trong lĩnh vực Hiệu quả Ban Giám đốc và Quản trị Nhân sự (HRM) tại hơn 60 quốc gia.
ĐÁNH GIÁ TỪ CHUYÊN GIA
“Tôi đã dành rất nhiều thời gian để đọc phần II của cuốn sách này với chủ đề ‘Hội đồng Quản trị – Lãnh đạo Định hướng’. Với hơn 20 tình huống/bài học thực tiễn được lựa chọn từ nhiều quốc gia, nhiều loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực khác nhau, tôi thấy rất rõ cách thức QTCT được vận dụng – hoặc vận dụng thất bại – trong thực tiễn đều xuất phát từ cách HĐQT ra quyết định, đặc biệt trong bối cảnh có xung đột.
Bà Cao Thị Ngọc Dung
Chủ tịch HĐQT
Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận (PNJ)
“Nhiều tình huống thực tiễn nêu trong cuốn sách khá tương đồng với thực tiễn ở Việt Nam – đó là văn hóa ‘tránh va chạm’ lấn át vai trò giám sát của thành viên HĐQT. Bề ngoài là một HĐQT đoàn kết, nhưng thực chất là sự né tránh xung đột, không dám đưa ra ý kiến phản biện chiến lược. Bên cạnh đó, văn hóa ‘tôn trọng quá mức’ trong HĐQT trở thành rào cản cho những phản biện lành mạnh. Văn hóa HĐQT quyết định tính hiệu quả của HĐQT.
Ông Phạm Việt Anh
Chủ tịch HĐQT
Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans)
“Các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể học và áp dụng ‘Quy trình Quản trị Công ty tích hợp’ (Integrated Governance Cycle), với những yếu tố then chốt để hình thành một HĐQT hiệu quả và trách nhiệm.
Đó là: thiết kế cấu trúc và thành phần HĐQT phù hợp với chiến lược; xác lập rõ vai trò giữa HĐQT và CEO thông qua việc thiết lập một ‘ranh giới’ rõ ràng – để HĐQT không ‘điều hành hóa’ nhưng cũng không buông lỏng vai trò giám sát; đặc biệt là thực thi giám sát có trách nhiệm. Việc triển khai đánh giá hiệu quả hoạt động của HĐQT theo các tiêu chí phù hợp là điểm mới rất cần thiết để dẫn dắt sự phát triển của HĐQT – hướng đến một HĐQT mạnh, thực chất.”
Ông Nguyễn Anh Tuấn
Chủ tịch HĐQT
Tổng Công ty Cổ phần Tái Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (VINARE)