Đọc Vị Tâm Lý Hành Vi Của Giới Giàu Và Siêu Giàu

Tác giả: Rainer Zitelmann
Mã sản phẩm: 8935251419177
(Đánh giá 5 sao)
239.200₫ Giá cũ: 299.000₫ Rẻ hơn 59.800₫ so với thị trường
Loại sách:Đang cập nhật
Số lượng còn lại:
Còn hàng
Công ty phát hành Alpha Books
Ngày xuất bản 2022-08-08
Kích thước 16 x 24 cm
Loại bìa Bìa mềm, tay gấp
Số trang 500
Tác giả Rainer Zitelmann

 

ĐỌC VỊ TÂM LÝ HÀNH VI CỦA GIỚI GIÀU VÀ SIÊU GIÀU

Cuốn sách nhằm mục đích lấp đầy những khoảng trống trong nghiên cứu về sự giàu có, mối tương quan giữa các đặc điểm tính cách cụ thể và sự thành công của doanh nhân. Tác giả đã thực hiện 45 cuộc phỏng vấn với những cá nhân có giá trị tài sản ròng từ 10 triệu đến 30 triệu EUR ở nhóm thấp nhất, lên đến hàng trăm triệu, thậm chí vài tỉ EUR ở nhóm cao nhất.

A. NỘI DUNG CUỐN SÁCH: 

Phần A của cuốn sách, trong đó trình bày chi tiết tình hình nghiên cứu học thuật hiện nay trong lĩnh vực này, sẽ giúp người đọc hiểu được cách xây dựng các câu hỏi cho cuộc phỏng vấn. Phần này vạch ra những khoảng trống đang tồn tại trong việc nghiên cứu, xây dựng các câu hỏi và mô tả phương pháp nghiên cứu.

- Chương 1 bàn tới thực trạng nghiên cứu học thuật về sự giàu có, tổng hợp lại những phát hiện quan trọng nhất và vạch ra những lỗ hổng trong nghiên cứu. 

- Chương 2 đánh giá cách sử dụng và định nghĩa của thuật ngữ "giới tinh hoa kinh tế" trong nhiều nghiên cứu về giới tinh hoa. Những nghiên cứu trước đây về giới tinh hoa kinh tế đã quá chú trọng vào các thành viên điều hành được tuyển dụng vào các vị trí lãnh đạo trong khi gần như hoàn toàn bỏ qua các doanh nhân độc lập và các nhà đầu tư. Có những lí do chính đáng để chia tầng lớp tinh hoa kinh tế thành hai nhóm. Chính những người giàu có kiệt xuất, một phân nhóm riêng biệt trong giới tinh hoa kinh tế, là chủ đề của tác phẩm này.

- Chương 3 mô tả thực trạng của nghiên cứu tinh thần doanh chủ. Ngay từ đầu thế kỉ XX, các tác giả khám phá hiện tượng khởi nghiệp, nổi bật nhất là Werner Sombart và Joseph Schumpeter, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các vấn đề tâm lý. Ngày nay, các nghiên cứu về tâm lý của doanh nhân, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, rất đa dạng và sẽ được thảo luận trong mục 3.2. Phần này tập trung vào những phát hiện quan trọng của nghiên cứu về tính cách các doanh nhân.

- Chương 4 đề cập đến kinh tế học hành vi và các thuyết học tập, trong chừng mực chúng có liên quan đến thành công của doanh nhân. Chúng bao gồm cả học tập "chủ động" và "vô thức". Học tập vô thức, nền tảng của "tri thức ẩn", đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với các doanh nhân, như các nghiên cứu hiện nay đã chỉ ra và điều đó cũng được khẳng định rõ ràng qua cuộc phỏng vấn với các UHNWI được trình bày trong cuốn sách này.

- Chương 5 xem xét vai trò của cơ hội hoặc "may rủi". Cả hai yếu tố này thường được các cá nhân thành công đề cập đến, và có những nghiên cứu cho rằng chúng có vai trò lớn hơn nhiều so với thực tế thấy được từ cuốn sách này. Liệu có những nguyên nhân nào về mặt xã hội và tâm lý để lí giải việc những người thành công thường nhấn mạnh vào may rủi hay cơ hội?

- Chương 6 xem xét các lí thuyết về tính cách, đặc biệt tập trung vào những đặc điểm tính cách theo thuyết Năm Nhân tố. Chương này cũng thảo luận về lí do vì sao trong các cuộc phỏng vấn, tác giả lại khám phá những đặc điểm khác ngoài những đặc điểm mà lí thuyết Năm Nhân tố đã xác định, chẳng hạn như xu hướng rủi ro.

- Chương 7 tập trung vào phương pháp luận. Đầu tiên, chương này cung cấp một cái nhìn tổng quan về các phương pháp tiếp cận có thể có đối với phỏng vấn định tính, tiếp theo là giải thích về việc lựa chọn phỏng vấn có định hướng làm mô hình phù hợp nhất cho nghiên cứu này. Ngoài ra, vấn đề về khuynh hướng phản ứng theo mong đợi của xã hội như đã đề cập ở trên, thường được đánh giá thấp trong các nghiên cứu về doanh nhân và giới tinh hoa, cũng sẽ được thảo luận cụ thể.

Cuối cùng, Phần B đưa ra đánh giá về 45 cuộc phỏng vấn với các UHNWI. Nội dung bao quát này được sắp xếp theo chủ đề. Các câu trả lời nguyên văn của đối tượng phỏng vấn được trình bày đầy đủ, bởi vì một trong những mục tiêu chính của nghiên cứu này là truyền tải lại nguyên vẹn quan điểm của những đối tượng phỏng vấn, đồng thời có được cái nhìn chân thực nhất có thể về cách tư duy và khuôn mẫu hành vi của họ.

B. TÁC GIẢ CUỐN SÁCH NÀY LÀ AI? 

Rainer Zitelmann có học vị tiến sĩ về Lịch sử và Xã hội. Ông là tác giả của 21 cuốn sách. Sau khi làm việc với vai trò một giáo sư Lịch sử tại Đại học Freie Berlin, ông trở thành người phụ trách mảng lịch sử đương đại cho tờ nhật báo Die Welt. Năm 2000, ông thành lập công ty riêng và bán lại vào năm 2016. Ngày nay, ông sống ở Berlin, là một nhà đầu tư và một chuyên gia tin tức. Cuốn sách này được viết dựa vào luận văn tiến sĩ thứ hai của ông.

C. ĐÁNH GIÁ VỀ CUỐN SÁCH 

  • "Rainer Zitelmann làm được điều gần như chưa nhà nghiên cứu nào trước ông có thể: Luận án tiến sĩ của ông hé lộ những bí mật về giới siêu giàu ở Đức, khám phá thế giới vốn chưa từng được công chúng biết đến của những triệu phú và triệu triệu phú. Zitelmann đã thực hiện các cuộc phỏng vấn chuyên sâu với 45 triệu phú và tỉ phú… và thật vô cùng thú vị khi được đọc về cách cha mẹ họ đối phó với chủ đề tiền bạc” - Tạp chí FOCUS MONEY-Online
  • “Cuốn sách của Zitelmann có tầm quan trọng lớn vì nó cung cấp lời giải thích cho sự thành công của nền kinh tế thị trường và sự thịnh vượng của xã hội chúng ta. Nó tập trung vào doanh nhân… Trên thực tế, cuốn sách của Zitelmann xứng đáng là một văn bản tiêu chuẩn cho các Bộ trưởng Tài chính và Kinh tế hiện tại và tương lai. Tất cả mọi người có khát vọng kinh doanh nên đọc cuốn sách này.” – Huffington Post
  • “Cuốn sách này thú vị vì hai lý do: Một mặt, Zitelmann tóm tắt tình hình nghiên cứu về bản chất của doanh nhân. Mặt khác, anh ấy tiết lộ động cơ và quan điểm rất riêng của các triệu phú thông qua một loạt đoạn trích nguyên văn từ các cuộc phỏng vấn chuyên sâu. Nếu quan tâm đến bản chất của tinh thần doanh nhân, bạn chắc chắn sẽ tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm ở đây, và hơn thế nữa.” ―Harvard Business Manager
Xem thêm Thu gọn

Đang cập nhật ...

"Rainer Zitelmann, giáo sư Lịch sử và Xã hội người Đức đã thực hiện chuyên đề nghiên cứu khoa học chuyên sâu để phân tích hành vi của giới giàu và siêu giàu. Bản nghiên cứu này sau đó đã trở thành luận án tiến sĩ của Ông. Trong nội dung cuốn sách (cũng chính là kết quả nghiên cứu), có nhiều nội dung rất giá trị về học thuật, nhưng đặc biệt có những phần cực hữu ích và ứng dụng được ngay đối với các Doanh chủ cũng như các Chuyên gia huấn luyện. Vân noted một số điểm nổi bật như sau:

Tác phẩm trình bày khá chi tiết nội dung phỏng vấn 45 cá nhân có giá trị tài sản ròng cực cao (thấp nhất là 1 triệu đô tới 3 tỷ đô). Các đoạn phỏng vấn hé lộ nhiều thông tin không chỉ đặc sắc, hữu ích để Doanh chủ học hỏi; mà còn là case-study rõ ràng về kỹ thuật phỏng vấn chuyên sâu (Deep Interview) dành cho Sinh viên chuyên ngành, các Marketer, Giảng viên và Chuyên gia huấn luyện.

Hơn 95% người siêu giàu (tham gia trả lời PV) có chơi thể thao ở mức độ bán chuyên nghiệp, nhiều người giành giải vô địch.

Trong đó họ thừa nhận thể thao giúp họ có các kỹ thuật chinh phục mục tiêu, đối kháng hoặc đồng đội, tìm kiếm nhân sự giỏi, rèn luyện những năng lực (thể thao) vốn trước đó họ không hề giỏi. Tức là không chỉ duy trì sức khoẻ tốt, chơi thể thao là một sự rèn luyện về ý chí và năng lực đối với người siêu giàu. Thông tin này đối với cá nhân mình rất ấn tượng. Và mình đang suy nghĩ đến việc, liệu xây dựng Văn hoá DN, rèn luyện kỷ luật, năng lực chinh phục mục tiêu thông qua thể thao có nên là một chương trình hành động tất yếu? Đối với các chủ DN "lười vận động", thông tin này hẳn là một "cú sốc".

100% người siêu giàu đều thiết lập mục tiêu cụ thể và chi tiết. Có những người đã thiết lập mục tiêu từ lúc còn trẻ, có những người vào lúc đã hơn 30, 40 tuổi. Thiết lập mục tiêu của họ cụ thể là: Viết vào giấy, hoặc file excel chi tiết về tầm nhìn, các mục tiêu cuộc đời cần đạt. Chia nhỏ mục tiêu theo từng chặng, chia tiếp theo từng năm. Mỗi năm đều xem xét bảng mục tiêu 2 lần. Các mục tiêu sẽ bao gồm nhiều vấn đề, trọn vẹn bánh xe cuộc đời (công việc, sự nghiệp, gia đình, con cái, bạn bè, thu nhập, danh tiếng, sức khoẻ...). Cá biệt, có những người thiết lập mục tiêu từ trẻ đến năm 70 tuổi, chia mục tiêu mỗi chặng 7 năm và sau đó chia nhỏ theo năm.

Mình ấn tượng nhất ở 1 người siêu giàu đã chia sẻ, ông xây dựng cho bản thân 1 bộ câu hỏi tự vấn hơn 200 câu chia cho các chủ đề của bánh xe cuộc đời, chẳng hạn như "Bạn muốn vợ mình sẽ chia sẻ với mình những gì?" Hay "Bạn thấy cần quan tâm hơn đến ai trong thời điểm này?" Và "Bạn có cần từ bỏ mối quan hệ nào ở thời điểm này ?"... Ông ấy thường xuyên xem bản tự vấn theo từng chủ đề và tự trả lời các câu hỏi, từ đó tự hoạch định cuộc đời.

Học vấn tại trường đại học không phải là chỉ số quyết định sự giàu có  BÁN HÀNG - BÁN HÀNG là hành động 100% giới siêu giàu tập trung. Họ thừa nhận mình là người bán hàng, đầu tư cho kỹ năng bán hàng suốt cuộc đời và coi đó là bí quyết thành công.

Kiếm tiền, kiếm nhiều tiền KHÔNG phải là Mục đích của tất cả giới siêu giàu. Một số tập trung vào kiếm tiền, số khác tập trung vào sự thừa nhận của xã hội, số khác nữa tập trung vào giá trị, vào đam mê...

Hình ảnh hoá mục tiêu là cách làm hiệu quả. Hầu hết giới siêu giàu đều có năng lực tư duy hình ảnh tốt. Họ tự hình dung rõ ràng về tương lai bằng hình ảnh sống động. Cá biệt có người sử dụng hình ảnh thật làm mục tiêu (VD mục tiêu là nhà biệt thự --> in hình nhà biệt thự trong mơ đưa vào bảng mục tiêu để nhìn thấy rõ ràng liên tục). ... còn nhiều thông tin thú vị và hữu ích khác, nên để bạn tự mình khám phá nhỉ?"

_Đăng Thanh Vân, Tư vấn Chiến lược Thương hiệu và Quản trị_